Phát triển ứng dụng điện thoại ưu và nhược điểm cho doanh nghiệp
Quá trình phát triển một ứng dụng cho doanh nghiệp bắt đầu từ những giá trị cốt lõi là kế hoạch kinh doanh và tạo doanh thu. Doanh thu hoặc mô hình kinh doanh là động lực lớn nhất đằng sau chi phí phát triển ứng dụng.
Vinaspar.co - Bất kể là khi đặt đồ ăn, đặt vé máy bay, gọi taxi hay trò chuyện với bạn bè, ứng dụng cho doanh nghiệp, ứng dụng quản lý đơn hàng, ứng dụng nha khoa, điều mà bạn nghĩ đến đầu tiên sẽ là chiếc điện thoại thông minh của mình
Những người khác cũng vậy.
Để có thể nắm bắt được thị trường khổng lồ đang nhanh chóng phát triển theo hướng mobile, sở hữu các ứng dụng di động là một nhu cầu rõ ràng. Việc phát triển ứng dụng trên di động giờ đây đã trở thành một hình thức kiếm tiền mới của các doanh nghiệp.
Điều đó dẫn đến một câu hỏi quan trọng: chi phí để phát triển một ứng dụng di động là bao nhiêu?
Không có câu trả lời duy nhất nào đáp ứng được toàn bộ nội dung của câu hỏi này.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, bao gồm: nền tảng mà trên đó ứng dụng đang được phát triển, tính phức tạp trong ứng dụng, kinh nghiệm của đội ngũ phát triển và một số yếu tố khác nữa.
Nếu bạn đang cảm thấy bối rối thì trước tiên hãy hiểu các biến yếu tố ảnh hưởng đến chi phí phát triển ứng dụng.
Mô hình kinh doanh
Quá trình phát triển một ứng dụng cho doanh nghiệp bắt đầu từ những giá trị cốt lõi là kế hoạch kinh doanh và tạo doanh thu. Doanh thu hoặc mô hình kinh doanh là động lực lớn nhất đằng sau chi phí phát triển ứng dụng.
Dưới đây là một số điểm cần xem xét:
• Nền tảng được khách hàng mục tiêu của bạn ưa thích
• Sản phẩm bạn đang muốn bán
• Các thiết bị cần được tích hợp để ứng dụng của bạn có thể phản hồi
• Ứng dụng là miễn phí hay trả phí
• Có tích hợp hoạt động mua bán trong ứng dụng hay không
• Vai trò của thiết kế trực quan trong giao diện của ứng dụng
• Advertisement — của bên thứ ba hay của sản phẩm của chính bạn
Những yếu tố này và nhiều yếu tố khác đóng một vai trò rất quan trọng trong chi phí và thời gian cần thiết để phát triển một ứng dụng di động.
Ví dụ: chiến lược kiếm tiền đóng một vai trò rất quan trọng. Ứng dụng trả phí dễ phát triển hơn so với các ứng dụng cần tích hợp chức năng mua hàng ngay trong ứng dụng.
Một ứng dụng thương mại điện tử sẽ cần có nhiều thời gian và chi phí hơn
Khách hàng của bạn đang ở đâu?
Phần quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh là hiểu về khách hàng của mình. Bạn sẽ dễ dàng có khả năng bị mất tập trung vào những gì khách hàng cần.
Tóm lại, vấn đề mà bạn đang cố giải quyết thông qua ứng dụng này là gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được đối tượng mục tiêu, hay như cách mà Gary Halbert miêu tả, là “đám đông đói khát” của bạn.
Image for post
Ngay cả những công ty start-up lớn nhất cũng đã phạm sai lầm đã nói trên.
Ví dụ: Snapdeal đã thất bại trong việc giành được lòng tin của khách hàng bởi vì coi trong số lượng hơn chất lượng.
Snapdeal cũng không thành công trên thị trường điện tử, đặc biệt là kể từ khi Amazon và Flipkart dành được những sức hút khổng lồ của thị trường từ việc giới thiệu smartphone độc quyền.
Kết quả là, thị phần của nó giảm từ 25% xuống còn 4% trong một năm.
Bạn sẽ không kiếm được một xu từ một ứng dụng nếu như thì trường không có nhu cầu. Bạn đã tìm thấy thị trường? Bây giờ, hãy xác định chiến lược kiếm tiền của bạn.
Ứng dụng thu phí, ứng dụng miễn phí hoặc thương mại điện tử?
Thương mại điện tử là mô hình doanh thu thị trường dựa chủ yếu là bán sản phẩm của chính doanh nghiệp hoặc thu hoa hồng từ người bán trên ứng dụng.
Ứng dụng thu phí kiếm tiền từ việc thu tiền cho mỗi lượt tải xuống
Khả năng tạo doanh thu hoặc thâm chí cả chi phí phát triển ứng dụng phụ thuộc phần lớn vào số lần tải xuống ứng dụng.
Có nhiều ứng dụng thu phí trên CH play của Android và các app store khác được bán với giá từ $1 đến $25
Do đó, việc đặt giá phù hợp sẽ quyết định khả năng nắm giữ mà bạn có thể có.
Điều quan trọng là phải xem xét sự sẵn sàng thanh toán của khách hàng cho ứng dụng của bạn và thực hiện phân tích cạnh tranh.
Các ứng dụng miễn phí có thể tải miễn phí từ app store, nhưng có một mô hình tạo doanh thu khác. Vậy một ứng dụng miễn phí kiếm tiền như thế nào?
Dưới đây là một số cách:
Ứng dụng miễn phí là cách tuyệt vời để mở rộng mạng lưới khách hàng hiện tại hoặc xây dựng mạng lưới khách hàng mới để bán sản phẩm về sau.
Các ứng dụng bắt đầu một mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp xây dựng giá trị cho một sản phẩm hiện có.
Tạo ra doanh thu trực tiếp từ quảng cáo và tiếp thị liên kết (affiliate marketing)
Giao dịch trong ứng dụng cũng là một cách để kiếm doanh thu, đặc biệt là cho các trò chơi gây nghiện.
Một mô hình rõ ràng phụ thuộc vào mục tiêu của bạn và sở thích của khách hàng của bạn. Và trong bất kỳ trường hợp nào, ứng dụng trên điện thoại cũng có thể mang lại lợi nhuận cao.
Loại ứng dụng:
Ứng dụng di động, theo thuật ngữ người dùng là một chương trình phần mềm được phát triển cho để chạy trên các thiết bị như smartphone và tablet.
Về cơ bản, ứng dụng di động có thể được sử dụng với các chức năng tương tự như web, nhưng quá trình của nó giúp người dùng có được những trải nghiệm dùng hiệu quả và thân thiện hơn.
“Dễ sử dụng” chính là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với một ứng dụng di động
Image for post
Vậy thì, có phải tất cả các ứng dụng đều giống nhau
Chắc chắn là không
Có 3 loại ứng dụng di động: Web, Native và Hybrid . Hãy cùng tìm hiểu quy trình phát triển của 3 loại ứng dụng trên.
Ứng dụng web:
Một số khảo sát đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng hơn 80% người dùng smartphone thích sử dụng ứng dụng web hơn các website trên điện thoại. Ứng dụng web được định nghĩa là trang web của bạn khi được tối ưu hóa để phù hợp với người dùng smartphone.
- Ứng dụng gốc (Native app)
Ứng dụng gốc là một loại ứng dụng dành cho thiết bị di động được phát triển cho các hệ điều hành cụ thể, điển hình như Android hoặc iOS. Ứng dụng này có thể được tải xuống từ Apple Store hoặc CH Play.
Ứng dụng gốc phức tạp hơn, nhưng lại cung cấp cho người dùng những trải nghiệm chưa từng có.
Ứng dụng gốc phải được phát triển riêng cho từng nền tảng là Android và iOS, đồng thời cần được phê duyệt để có thể list lên các App Store. - Ứng dụng lai (Hybrid app)
Ứng dụng lai là một ứng dụng tương đối đơn giản để phát triển, một ứng dụng lai hoạt động trên một ngôn ngữ lập trình duy nhất và có thể hoạt động trên cả hai nền tảng.
Chúng thường hoạt động như ứng dụng gốc, nhưng dễ phát triển và quản lý hơn. Tuy nhiên, trải nghiệm người dùng trên ứng dụng gốc tốt hơn.
Platform
Như vậy chúng ta đã có được nền móng cơ bản, giờ là lúc đưa ra quyết định về nền tảng sẽ sử dụng.
Ứng dụng có thể được truy cập trên nhiều nền tảng như iOS, Android, Windows và Web hoặc tất cả các nền tảng trên. Câu trả lời cho việc phát triển ứng dụng trên nền tảng nào sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng của bạn đang ở đâu.
Android và IOS có những khác biệt rõ rệt về giao diện và hệ thống, do đó các ứng dụng được phát triển trên 2 nền tảng sẽ có những điểm khác nhau rõ rệt.
Việc lựa chọn phát triển trên Android hay iOS là một quyết định khó khăn. Nếu túi tiền của bạn cho phép, hãy phát triển ứng dụng của bạn trên cả 2 nền tảng này.
Nếu bạn phải lựa chọn 1 trong 2, đây là tóm tắt về Android và IOS dành cho bạn
Image for post - Ứng dụng IOS — Ưu điểm
Các ứng dụng IOS được xây dựng nhanh chóng hơn và thường có giá thành rẻ hơn các ứng dụng trên Android.
Người dùng IOS có xu hướng trả tiền nhiều hơn, do đó, một ứng dụng thu phí dễ kiếm được tiền trên các cửa hàng ứng dụng của IOS hơn là Android.
Cửa hàng ứng dụng có các nguyên tắc nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng của ứng dụng. Một ứng dụng của cùng một doanh nghiệp thường hoạt động tốt hơn trên IOS hơn là Android.
IOS là một nền tảng hấp dẫn và dễ sử dụng hơn, với ít sự cố phần mềm hơn. - Ứng dụng Android — Ưu điểm:
Số lượng người dùng Android nhiều hơn người dùng Apple, đặc biệt là ở châu Á. Do đó, một ứng dụng dựa trên nền tảng Android sẽ thu được nhiều phản hồi hơn.Chi phí cho mỗi lần tải xuống trên IOS cao so với Android.
Các ứng dụng không cần phải được cập nhật thường xuyên như trên IOS. Điều này làm giảm chi phí bảo trì của một ứng dụng Android.
Chi phí phát triển và host một ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng của Android thấp hơn và dễ dàng hơn do những quy định không nghiêm ngặt như trên IOS. - Ứng dụng iOS — Nhược điểm:
Chi phí lưu trữ ứng dụng trên App Store thường cao hơn — gần 200$, trong khi ở Play Store là 25$
Phê duyệt từ kho ứng dụng khá khó do những quy định nghiêm ngặt từ Apple
Ở khu vực Châu Á — Thái Bình Dương, người dùng Android có số lượng nhiều hơn. - Ứng dụng Android — Nhược điểm:
Một ứng dụng Android cần phải vận hành trên nhiều loại thiết bị ở các kích cỡ, độ phân giải màn hình và hiệu suất khác nhau.Các ứng dụng Android mất nhiều thời gian hơn để phát triển.Quyết định chọn phát triển ứng dụng của bạn trên nền tảng nào sẽ phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu của bạn và hành vi của họ.
Ví dụ: nếu khách hàng mục tiêu của bạn có trụ sở tại Ấn Độ hoặc Trung Quốc, bạn nên phát triển ứng dụng android vì database khách hàng trên Android lớn.
Ngược lại, nếu khách hàng mục tiêu của bạn vẫn ở 2 quốc gia trên nhưng lại thuộc phân khúc có thu nhập cao, xây dựng ứng dụng trên IOS sẽ hợp lý hơn. - Chức năng của ứng dụng:
Khi ứng dụng ngày càng phát triển, hầu như không có giới hạn cho khả năng của chúng.
Do đó, chi phí để phát triển một ứng dụng di động có thể bắt đầu từ vài trăm đô la và tăng vọt lên hơn hàng nghìn đô la. Dựa vào chức năng của ứng dụng, có thể chia ứng dụng thành những loại như sau:
List App — Ứng dụng là phiên bản được tối ưu hóa cho thiết bị di động của trang web và thường sẽ liệt kê ra các danh mục khác nhau, bao gồm tất cả thông tin. Ứng dụng này đơn giản để phát triển và chi phí thấp
Ứng dụng động — Ứng dụng được phát triển trên Facebook, sẽ cần được kết nối với máy chủ để thu thập thông tin từ ứng dụng.
Các ứng dụng này hoạt động với các nền tảng và ứng dụng khác thông qua API. Sự phức tạp của ứng dụng cùng với API của chúng có thể dẫn đến các sự khác biệt lớn về chi phí.
Game — Game là loại ứng dụng phức tạp và tốn nhiều chi phí để phát triển nhất. Đối với những trò chơi tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo được sức hút lớn, chi phí để phát triển chắc chắn sẽ là một món khổng lồ.
Ba loại trên có thể dùng để phân loại ứng dụng một cách tương đối. Tuy vây, các ứng dụng những ngày này quá đa dạng nên cách phân loại này chỉ là tương đối.
Các tính năng trong ứng dụng:
Khi bạn đã biết được ứng dụng của mình sinh ra để làm gì- đó là chức năng cơ bản, các tính năng cần có để ứng dụng có thể hoạt động
Hãy cũng xem xét một ứng dụng ví dụ là Facebook. Facebook có những tính năng gì?
Log in — Sau khi tải xuống, ứng dụng yêu cầu người dùng đăng nhập qua email hoặc qua điện thoại. Hầu hết các ứng dụng đều sẽ có tính năng này. Facebook cũng sử dụng tính năng log in bằng cách dùng id email, số điện thoại, đồng thời cung cấp social login từ facebook cho các ứng dụng/ trang web khác. Hầu hết các ứng dụng hiện nay đều dùng socail login để giúp người dùng đăng nhập/ đăng ký dễ dàng hơn bằng chính tài khoản facebook.
Profile — Facebook yêu cầu một profile chi tiết cho các social app. Ứng dụng có thể tích hợp dữ liệu từ Facebook để tạo profile cho người dùng của họ.
Notification — Tính năng này giúp của facebook người dùng cập nhật những tính năng mới trên ứng dụng.
Chatbot — Đây là một cách giáo dục khách hàng và chuyển thành doanh số mới, thân thiện và xu hướng. Từ góc nhìn của người dùng, chatbot có tính tương tác cao và hấp dẫn hơn.
Tích hợp mạng xã hội — Tích hợp nhiều nền tảng mạng xã hội giúp ứng dụng dễ sử dụng hơn và có giá trị hơn.
Định vị — Đối với một số ứng dụng nhất định, định vị là một tính năng không thể thiếu. Ví dụ: các ứng dụng như Uber hoạt động hoàn toàn trên vị trí địa lý.
Thanh toán — Đối với một ứng dụng thương mại điện tử, đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất. Ngay cả đối với các ứng dụng tích việc mua bán trong ứng dụng, ta đều cần có hệ thống thanh toán để hoàn thành việc mua bán.
Tất cả những tính năng này sẽ đòi hỏi thời gian và chi phí tăng dần theo thứ tự.
Do đó, chi phí của ứng dụng sẽ phụ thuộc phần lớn vào các tính năng cần thiết cho ứng dụng để hoạt động trơn tru.
Thiết kế trực quan và UX/UI:
Dù là ngày tháng, một chiếc xe mới hay một thiết kế ảo của một ứng dụng, thì ấn tượng đầu tiên của người dùng về nó đều đáng lưu tâm. Hãy làm tốt điều này.
Giao diện đầu tiên của ứng dụng có thể là nhà sản xuất hoặc người chia bài. Thị trường ứng dụng là cạnh tranh và nó có ý nghĩa rằng tất cả các công ty đang nhanh chóng muốn vào các cửa hàng.
Tuy nhiên, thiết kế là một yếu tố quan trọng của các ứng dụng sáng tạo và gây rối, thường bị bỏ qua.
Ấn tượng đầu tiên của ứng dụng có thể là một chiếc nam châm tuyệt vời thu hút người dùng, nhưng cũng có thể là một kẻ phá bĩnh lợi hại. Mobile App là một thị trường cực kỳ cạnh tranh, và có thể nói là mọi công ty đều mong muốn nhanh chóng đưa ứng dụng của mình vào các cửa hang ứng dụng.
Tuy nhiên, thiết kế — một nhân tố quan trọng khiến một ứng dụng trở nên hay ho sáng tạo hay lộn xộn- lại thường bị lờ đi.
Một thiết kế tốt có tầm quan trọng hơn hẳn diện mạo của ứng dụng ở trải nghiệm người dùng.
Con số thống kê gần đây về vấn đề này đã chỉ ra công ty tập trung vào việc tạo ra những thiết kế tốt có thị phần lớn hơn 150% những công ty không làm điều này.
Image for post - Vậy, những điều gì tạo nên một thiết kế tốt? Đây là một vài điểm cần xem xét
Sáng tạo và bắt kịp với với công nghệ mới nổi
Đánh mạnh vào sản phẩm và sự hữu dụng của sản phẩm
Đẹp về mặt thẩm mỹ
Dễ hiểu và dễ sử dụng
Mọi thứ được thiết kế có chủ ý rõ ràng.
Mạnh mẽ và lâu dài
Tính đơn giản — Less is more
Nhất quán trên tất cả các thiết bị và nền tảng
Một thiết kế tuyệt vời sẽ có giá của nó. Lưu ý, thiết kế đến từ một designer 200$ và thiết kế đến từ một designer 2000$ sẽ có những điểm khác biệt trầm trọng. Việc bỏ một ít tiền để khiến ứng dụng của bạn trông tuyệt hơn là một sự đầu tư hơn là một chi phí.
Thiết kế đồ họa thực sự quan trọng, và trải nghiệm người dùng là tất cả. Cách ứng dụng của bạn thực hiện chức năng của nó và việc điều hướng dễ dàng như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của UX.
Một ứng dụng lộn xộn khó hiểu sẽ nhanh chóng được gỡ cài đặt.
Nhà thiết kế ứng dụng tuyệt vời có thể làm cho ứng dụng của bạn trông đẹp đến mức người dùng không muốn đặt điện thoại xuống.
Quá trình phát triển ứng dụng
Nền tảng mà bạn phát triển ứng dụng, mô hình kinh doanh, các tính năng bạn muốn và các chức năng là những yếu tố quyết định quan trọng trong chi phí của bạn.
Có một yếu tố quyết định khác- người mà bạn thuê!
Lựa chọn thuê freelancer hay người mới nghe có vẻ khôn ngoan, tuy nhiên nó có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn trong dài hạn.
Freelancer là những là phát triển có thể giàu kỹ năng hoặc không, tùy theo độ trải nghiệm và độ cọ xát của họ.
Bởi vì có rất nhiều freelancer, nên kỹ năng và sự nhất quán của họ có thể là một dấu hỏi lớn.
Các freelancer do có thể không có kỹ năng hoàn chỉnh để phát triển ứng dụng và bạn có thể cần phải thuê nhiều hơn 1 người. Và thậm chí sau đó, bạn có khả năng sẽ nhận về một ứng dụng tầm thường.
Các agency nhỏ sẽ đóng vai trò như trung gian giữa freelancer, và là một đội ngũ có kinh nghiệm hơn. Chi phí thuê agency cao hơn so với freelancer nhưng nói chung sẽ phù hợp hơn và các nhà phát triển sẽ có kinh nghiệm hơn.
Họ thường là một nhóm gồm 3–10 nhà phát triển làm việc trên ứng dụng freelancer cụ thể. Mặc dù vậy, những nhóm nhỏ như thế có thể sẽ không thể phát triển những ứng dụng hơi phức tạp.
Image for post
Các đội ngũ phát triển lớn với các dev có kinh nghiệm sẽ có chi phí cao hơn so với các agency hay freelancer.
Họ sẽ cho bạn sự bảo đảm với kinh nghiệm của mình. Thường thì những đội ngũ như vậy sẽ có khả năng giải quyết nhu cầu của bạn và hiểu mô hình kinh doanh của bạn tốt hơn.
Một điều khá quan trọng là bạn phải xem qua những dự án là đội ngũ bạn sẽ thuê đã làm trước đó.
Pháp lý & giấy phép
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng việc bắt tay vào phát triển một ứng dụng sẽ là yếu tố quyết định chi phí cuối cùng, có một số chi phí có thể không trực tiếp nhưng cũng quan trọng.
Tài sản trí tuệ của bạn trong ứng dụng có là có giá trị và cần được bảo vệ.
Bản quyền, Bằng sáng chế và Thương hiệu sẽ làm điều đó.
Nếu thông tin trên ứng dụng của bạn là IP của bạn, thì điều quan trọng là bằng sáng chế phải ngăn chặn việc người khác thu lợi từ nó.
Nhãn hiệu bảo vệ tên tuổi của công ty bạn. Nếu bạn có một sản phẩm có tên tuổi tốt, nó đáng để đăng ký thương hiệu.
Bản quyền bảo vệ nội dung hình ảnh và văn bản của bạn.
Một số ứng dụng được phát triển trên các mẫu có sẵn cần phải được cấp phép để sử dụng. Và để tung ra ứng dụng trên cửa hàng Android hoặc App store của Apple thì bạn cần phải mua giấy phép.
Dịch vụ cấp phép là một phương tiện bảo mật để kiểm soát việc truy cập vào các ứng dụng của bạn và để bảo vệ chúng.
Hỗ trợ và bảo trì:
Hỗ trợ kỹ thuật để quản lý cập nhật, API, profile và dữ liệu người dùng, và thậm chí giám sát khách hàng là phần quan trọng trong chức năng của một ứng dụng.
Nếu không có sự hỗ trợ thích hợp, ứng dụng sẽ không thể hoàn thành mục tiêu khi bạn phát triển nó.
Các tính năng mới sẽ khiến bạn mất chi phí. Khoảng 20% tổng chi phí của bạn sẽ được dùng để phát triển hơn nữa các tính năng hiện có và tinh chỉnh ứng dụng.
Đó là một quá trình luôn tiếp diễn với yêu cầu bạn phải theo sát mọi thay đổi về công nghệ, cập nhật mới để làm cho ứng dụng của mình tốt nhất.
Tổng mức đầu tư
Thời gian và chi phí phát triển ứng dụng sẽ phụ thuộc phần lớn vào độ phức tạp của ứng dụng. Rất khó để đặt một con số về số tiền mà ứng dụng của bạn có thể phải trả vì có rất nhiều yếu tố quyết định chủ quan. Dù vậy, tôi sẽ đưa ra những con số về chi phí bình quân đề các bạn dễ hình dung.
Một ứng dụng cơ bản, không có cơ sở dữ liệu back-end, không có chức năng API hoặc tích hợp phương tiện truyền thông xã hội sẽ có giá từ 2 nghìn đô đến 10 nghìn đô. Ở Mỹ, ứng dụng như vậy có thể có giá khoảng 8 nghìn đô la; tuy nhiên, ở Ấn Độ thì chi phí đề phát triển nó có thể chỉ bằng 1/2
Thời gian cần để phát triển có thể dao động từ 1 đến 3 tháng; ứng dụng có thể được thực hiện bởi các dev mới vì chúng dễ phát triển.
Một ứng dụng phức tạp vừa phải sẽ có giá từ 10 đến 40 nghìn đô la. Chi phí có thể khác nhau tùy theo nền tảng và quốc gia nơi ứng dụng đang được phát triển.
Các ứng dụng tương tự có thể được phát triển ở Ấn Độ cho một nửa giá so với Mỹ, nhưng lại không có sự đảm bảo về kỹ năng của nhà phát triển. Một ứng dụng sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để phát triển.
Một ứng dụng phức tạp cần có được phát triển bởi nhiều nhà phát triển kinh nghiệm do API, tích hợp phương tiện truyền thông xã hội, backend support và các chức năng phức tạp.
Các ứng dụng như vậy sẽ tốn nhiều hơn, khoảng 40 nghìn đô la đến 80 nghìn đô la. Phiên bản Android của cùng một ứng dụng có thể có giá trên 100 nghìn đô ở Hoa Kỳ. Ở Ấn Độ, giá của ứng dụng như vậy có thể rơi vào tầm 35 nghìn đô.
Thời gian trung bình được thực hiện để phát triển một ứng dụng, theo một nghiên cứu của Hyperlink Infosystem, là 8 tuần, tức là 320 giờ.
Một ứng dụng đơn giản sẽ có giá 4,8 nghìn đô ở Ấn Độ so với 48 nghìn đô ở Mỹ.
Một ứng dụng phức tạp có thể có giá 38 nghin đô ở Ấn Độ và 250 nghìn đô ở Mỹ. Do đó, rất nhiều dự án phát triển ứng dụng được outsource sang Ấn Độ.
Đội ngũ cốt lõi xây dựng một ứng dụng bao gồm:
(Chi phí hàng giờ/Thành viên/Nhiệm vụ)
$ 35/ Project Manager/ Làm việc với đội ngũ và khách hàng để tránh những hiểu lầm và kiểm tra deadline làm việc.
$ 20+/ Nhà phát triển/ Phát triển ứng dụng: code, fix bug.
$ 25+/ Backend dev: Đảm bảo giao tiếp hiệu quả và không bị gián đoạn giữa các máy chủ và cơ sở dữ liệu để hoạt động đúng chức năng của ứng dụng
$ 20 +/ Designer/ có trách nhiệm về giao diện của ứng dụng và mức độ thân thiện với người dùng của ứng dụng.
$ 15 +/ Tester/ Đảm bảo ứng dụng hoạt động theo yêu cầu.
Rõ ràng là, câu hỏi về chi phí trung bình để tạo ra một ứng dụng là một câu hỏi chưa đầy đủ. Bởi vì ứng dụng của bạn có thể có những chức năng và tính năng khác biệt rõ rệt với các phương pháp định giá nhất định.
Tuy nhiên, bạn có thể dùng bài viết này như một tài liệu tham khảo tương đối. Chúc các bạn thành công với ứng dụng của mình!
bạn có thể liên hệ vinaspar để được tư vấn : 0932673759
>> Vì Sao Phải Làm Website Riêng? 5 Lý Do, Nhiều Lợi Ích
Nguồn: Hackernoon