Chi phí đưa app lên Appstore, google play
Đưa thiết kế ứng dụng lên App Store hoặc Google Play console là điều cần phải cân nhắc và quan tâm của các nhà phát triển ứng dụng và doanh nghiệp, vì đây sẽ là bước cuối cùng để đưa ứng dụng kết nối với người dùng. Chí phí đưa lên apple store và google play là cố định theo năm hoặc vĩnh viễn
Đưa thiết kế ứng dụng lên App Store, Google Play store là điều cần phải cân nhắc và quan tâm của các nhà phát triển ứng dụng, vì đây sẽ là bước cuối cùng để đưa ứng dụng kết nối với người dùng.
App Store là nền tảng phân phối kỹ thuật số các ứng dụng, hay Chợ ứng dụng cho các thiết bị chạy hệ điều hành iOS, phát triển và duy trì bởi Apple Inc. Cửa hàng App Store cho phép các nhà phát triển đưa thiết kế ứng dụng của mình lên và từ đó người dùng sẽ tìm kiếm ứng dụng theo nhu cầu của họ, trải nghiệm ứng dụng bằng cách tải xuống cũng như đánh giá các ứng dụng được phát triển bằng bộ phát triển phần mềm iOS của Apple.
Hiện tại trên Apple store khoảng 1.96 triệu app đang hoạt động, trên google play store khoảng 2.83 triệu app đang tồn tại.
Cửa hàng App Store.
1. Lợi ích của đưa app lên Appstore.
Đưa thiết kế ứng dụng trên thiết bị di động lên App chúng mang đến cho bạn khả năng hiển thị cao hơn nhiều cũng như mang app của bạn đến gần người dùng hơn. Khi được App Store chấp nhận bạn sẽ có cơ hội được xuất hiện trên các danh mục: ứng dụng phổ biến, ứng dụng trong tuần,....
Theo chính sáng của App Store, các nhà phát triển nhận được đến 70% doanh số của ứng dụng. Điều này giúp bạn dễ dàng kiếm tiền hơn, đặc biệt là khi mobile app của bạn trở nên phổ biến với người dùng.
Hiện nay người dùng smartphone chạy hệ điều hành Android chiếm hơn 70% thị phần smartphone hiện nay, nhưng số người tham gia phát triển ứng dụng trên Google Play lại ít hơn App Store 4 lần. Vì thành lập lâu đời và đã phát triển trước rất lâu nên cho tới thời điểm hiện tại đây là nền tảng tốt nhất, nó có xử ký được một số lỗi mà các cửa hàng ứng dụng khác vẫn đang phát triển.
2 hệ điều hành IOS và Android
Cũng như khi đưa mobile app lên Appstore, chắc chắn sẽ đảm bảo ứng dụng của bạn nhanh hơn, phản hồi nhanh hơn và hấp dẫn hơn bằng cách tận dụng chế độ tối và các tiến bộ trong ARKit 3, Core ML 3 và Siri.
App Store hỗ trợ đa nhiệm trên iPad, tvOs được khuyến khích mạnh mẽ. Thêm hỗ trợ cho nhiều cửa sổ và áp dụng các khả năng đa nhiệm bao gồm Slide Over, Split View và Picture in Picture, sẽ đảm bảo ứng dụng của bạn mang lại trải nghiệm hiện đại và hoàn chỉnh.
Với các tính năng bảo mật và quyền riêng tư tích hợp, các ứng dụng đăng nhập với Apple là một cách tuyệt vời để giúp người dùng thiết lập tài khoản, cho phép người dùng đăng nhập và tương tác với ứng dụng của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng.
2. Các bước đưa app lên Appstore.
Cần có một vài điều kiện bắt buộc trước khi đưa App lên cửa hàng:
1. Thiết kế app mobile hoàn hảo, tuân thủ các.chính sách google Apple store sẵn sàng để submit (thực hiện đúng các nguyên tắc của App Store)
2. Đăng kí tài khoản thành viên của Apple (phí đăng kí là 99$) khoảng 2,3 triệu Việt Nam Đồng
3. Máy tính chạy Mac OS X
4. Có cài đặt công cụ Xcode.
điều kiện để đưa app lên chợ Appstore
Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu gửi ứng dụng lên App Store.
Bước 1: Tạo 1 record của app trên iTunes Connect.
Khi bạn đã hoàn tất đăng ký vào Chương trình nhà phát triển của Apple, bạn có thể đăng nhập vào App Store Connect bằng ID Apple mà bạn đã sử dụng để đăng ký. Sau đó tạo 1 record của app trên iTunes Connect trước khi bạn upload app lên App Store. Bước này nhằm để gửi và quản lý ứng dụng, mời người dùng thử nghiệm với TestFlight, thêm thông tin về thuế và ngân hàng, truy cập báo cáo bán hàng và hơn thế nữa.
Bước 2: Chuẩn bị phân phối ứng dụng,
Bạn phải nhập các thông tin để chứng thực app: Identity, Team, Bundle ID, import provisioning file, set version number,... hãy cung cấp tất cả thông tin bắt buộc về ứng dụng. Các thông tin về screenshot cho Iphone 2 dòng và ipad nếu có.
Xem chi tiết các bước tại: TẠI ĐÂY
Các bước đưa app lên chợ ứng dụng
Bước 3: Tải ứng dụng lưu trữ lên App Store Connect.
Bạn tạo 1 bản lưu trữ của app để build và lưu trữ thông tin app.
- Chọn scheme hiện tại của app: Ở mục Build only device -> Generic iOS Device
- Sau đó, trên thanh status bar trên cùng, chọn Product -> Archive Rồi đợi Xcode nó archive app, khi xong thì vô Window -> Organizer để xem cái bản mình vừa mới archive được, bạn cũng có thể xem các bản archive trước đó
Bước 4: Tải lên iTunes Connect và validation tests.
Bạn phải validate bản archive đó trước khi up lên iTunes Connect (Xác thực kho lưu trữ của bạn). Trong trình tổ chức Lưu trữ, chọn kho lưu trữ và bấm Xác thực. Xem xét và khắc phục các vấn đề xác nhận, nếu tìm thấy.
Bước 5: Tải ứng dụng của bạn lên
Để upload app lên iTunes Connect. Nhấn nút to màu xanh da trời ở bên phải "Upload to App Store...". Chờ Xcode nó xử lý, nếu ok thì sẽ hiện ra 1 popup có dấu tích màu xanh báo đã upload thành công lên iTunes Connect.
Bước 6: Gửi bản Build để xem xét.
Bước này cần phải mất khoảng 2-7 ngày để chờ xét duyệt. ứng dụng của bạn cần phải thỏa mãn rất nhiều quy định của App Store, có hàng trăm lý do để apple từ chối thiết kế ứng dụng của bạn.
Nếu ứng dụng không được approved, hãy xem lại những cái notes ở Resolution Center và làm những thay đổi cần thiết để có thể submit lại.
Bước 7: Phát hành ứng dụng và quản lý ứng dụng.
Nếu app của bạn đã xét duyệt thành công, hãy nhanh chóng Release nó ngay thôi.
- Nếu bạn chọn “Manual release” xuất bản thủ công có nghĩa khi review xong từ Apple bạn cần vào click để phát hành, nhấn nút “Release your app” là khi Apple review xong tự động lên store.
- Đợi đến khi trạng thái biến thành màu xanh "Ready for Sale", thường khoảng 72 giờ đến 5 ngày, covid có thể kéo cả tuần.
- Search ứng dụng trên App Store.
- Tiếp cận đến người dùng và quản lý ứng dụng thông qua iTunes Store.
Trên đây là một số kinh nghiệm quý báu để đưa được App Mobile lên App Store mà bạn đang quan tâm, nếu bạn quan tâm đến thiết kế app, muốn thiết kế ứng dụng di động và tải nó lên các cửa hàng ứng dụng thì hãy liên lạc ngay với
Tương tự với Google play store, nhưng chi phí cho 25$ cho tài khoản Google play developer
Vinaspar